Thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5 là bệnh lý xương khớp xảy ra phổ biến hiện nay, ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây tàn phế hoặc bại liệt hai chi dưới.
Khái niệm thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5

Cơ thể con người có 33 đốt sống, bao gồm:
- 7 đốt sống cổ (kí hiệu C1 – C7)
- 12 đốt sống lưng (kí hiệu D1 – D12)
- 5 đốt sống thắt lưng (kí hiệu L1 – L5)
- 5 đốt sống hông (kí hiệu S1 – S5)
- 4 đốt sống cụt
Trong đó, L4 L5 có vị trí thấp nhất trong cột sống thắt lưng. Hai đốt sống này có vai trò nâng đỡ phần trên cơ thể và dễ chịu các ảnh hưởng lên cột sống.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 chính là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng bao xơ. Lúc này, các vết nứt từ phần nhân nhầy sẽ chèn ép lên ống sống hoặc rễ thần kinh gây ra tổn thương.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5
Thoát vị đĩa đệm có tiến triển khá chậm, trong giai đoạn đầu sẽ không có biểu hiện rõ ràng nên người bệnh sẽ khó nhận biết.

Những triệu chứng rõ ràng sau đây sẽ xuất hiện ngay từ vị trí bị thoát vị, cụ thể:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 khiến người bệnh chịu các cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ. Cơn đau tăng lên khi thời tiết thay đổi, vận động mạnh, bê vác vật nặng…
- Khi đau mạn tính người bệnh sẽ thấy bị đau ngay cả khi không làm gì. Đặc biệt khi đứng lên, đi lại, hắt hơi, cúi người sẽ đau hơn.
- Cơn đau xuất phát từ vùng thắt lưng sẽ nhanh chóng lan xuống vị trí hông đùi, bắp chân đến cả các ngón chân.
- Cảm giác tê, ngứa ran như bị điện giật từ phần thắt lưng trở xuống, nhất là ở mông, ngón chân.
- Cơ bắp cũng đều bị ảnh hưởng, khả năng đi lại hay giữ thăng bằng trở nên kém hơn.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống
Tính chất công việc

Những người làm việc nặng, tác động lớn đến vùng lưng sẽ dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5.
Bên cạnh đó, béo phì, thiếu dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích… cũng nguy cơ mắc bệnh cao.
Tuổi tác
Càng lớn tuổi hệ thống xương khớp cũng trở nên lỏng lẻo, đĩa đệm thoái hóa dần. Đặc biệt, vị trí L4 L5 sẽ nhanh bị bào mòn, mất nước và dễ bị thoát vị hơn.
Sai tư thế
Khi làm việc, hoạt động sai tư thế trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng đĩa đệm bị thoát vị diễn ra nhanh hơn bao gồm: ngồi nhiều, ngồi cong vẹo cột sống, đứng lâu, tập thể dục không đúng cách….
Chấn thương
Tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt, làm việc… dễ dẫn đến các chấn thương khiến bao xơ đĩa đệm rách, nhân nhầy đĩa đệm thoát vị ra ngoài.
Di truyền, bẩm sinh
Những người mắc bệnh lý cột sống bẩm sinh như gù cột sống, vẹo cột sống… do di truyền cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5 có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Ticmedi nếu bệnh nhân không sớm chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm:
– Đau rễ thần kinh: Thoát vị đĩa đệm L4 L5 tác động đến rễ thần kinh, dễ tái phát với các cơn đau dữ đội có mức độ tăng dần.
– Rối loạn cảm giác: Phần da khu vực bị rễ thần kinh làm tổn thương sẽ xảy ra rối loạn cảm giác nóng, lạnh.
– Rối loạn bài tiết: Người bệnh có thể bị mất kiểm soát tiểu tiện hoặc bị bí tiểu
– Bại liệt: Hai chân người bệnh có thể bị tê yếu, thậm chí bại liệt.
"Thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5 có nguy hiểm không?” với thông tin trên bạn đã nắm rõ. Tình trạng bệnh có thể trị khỏi nếu sớm phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp.
Phòng khám Ticmedi là địa chỉ điều trị xương khớp hàng đầu hiện nay áp dụng công nghệ hiện đại kết hợp y học cổ truyền đem đến hiệu quả rất tốt. Bạn có thể đến Ticmedi để có bác sĩ đầu ngành thăm khám và điều trị dứt điểm tình trạng thoát vị đĩa đệm.